2 cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất siêu đơn giản tại nhà
Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất sẽ là một gợi ý hay dành cho những ai bận rộn không có nhiều thời gian. Với ưu điểm tiết kiệm thời gian nhưng vẫn giữ được giá trị vốn có của gạo lứt, nồi áp suất được khá nhiều người ưa chuộng. Cùng tham khảo bài viết bên dưới để tìm hiểu 2 cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất đơn giản ngay tại nhà nhé.
1. Tại sao bạn nên nấu gạo lứt bằng nồi áp suất?
Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất hiện nay rất được nhiều người áp dụng. Bởi chúng mang đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với những loại nồi thông thường khác. Dưới đây là một cố ưu điểm khi nấu gạo lứt bằng nồi áp suất:
- Sử dụng nồi áp suất nấu cơm gạo lứt vô cùng nhanh chóng. Đặc biệt thích hợp dành cho những người bận rộn. Giúp tiết kiệm thời gian tối đa.
- Cách nấu rất đơn giản và dễ dàng. Không đòi hỏi nhiều sự khéo léo từ người nấu. Hầu như ai cũng có thể làm được.
- Nồi áp suất còn là loại nồi sử dụng hơi nóng giúp làm chín đồ ăn. Do đó, cơm gạo lứt được nấu từ nồi này, sẽ giữ trọn vẹn được hương vị và chất dinh dưỡng vốn có của gạo.
- Ngoài ra, dùng nồi áp suất nấu cơm còn giúp tiết kiệm điện năng rất hiệu quả. Nhờ đó, mà các bạn đỡ tốn kém chi phí hơn.
2. Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất siêu đơn giản
Cơm gạo lứt có nhiều cách nấu khác nhau, và mọi người cũng có thể dùng nhiều dụng cụ khác nhau như: nồi cơm điện, nồi đất, nồi áp suất,… Tuy nhiên, thông người để giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng và hương vị thơm ngon của gạo lứt, mọi người có thể dùng nồi áp suất để nấu. Và, cách nấu như thế nào thì mời các bạn cùng theo dõi ngay chuyên mục bên dưới nhé.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết
- Gạo lứt: 400g
- Muối ăn
- Các dụng cụ cần thiết khác
2.2. Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất
2.2.1. Sơ chế gạo lứt
- Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu cần thiết. Các bạn lấy gạo lứt vo sơ với nước. Nhặt bỏ hạt gạo hư, xấu, sạn và vỏ trấu còn xót lại trong gạo. Lưu ý: chỉ nên vo sơ, không vo kỹ để tránh làm mất lớp cám chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của gạo lứt.
- Sau khi vo gạo xong, mọi người đem ngâm gạo với nước sạch khoảng từ 6 tiếng – 8 tiếng đồng hồ. Điều này giúp gạo nở mềm và dẻo hơn khi nấu. Để tiết kiệm thời gian cũng như nấu nhanh hơn, bạn có thể ngâm gạo để qua đêm.
2.2.2. Tiến hành nấu cơm gạo lứt
Ở bước này, chúng ta có 2 cách nấu khác nhau. Một là nấu gạo lứt trực tiếp với nước. Và cách còn lại là nấu gạo cách thủy. Mọi người theo dõi để thực hiện nhé.
Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất cách thủy
- Sau khi đã ngâm xong, các bạn cho gạo và nước vào một cái bát sứ, theo tỉ lệ gạo 1 nước 1,2. Lưu ý bát sứ phải có nắp nhé. Nếu không có bát sứ, mọi người có thể thay thế bằng nồi đất.
- Xong thì cho bát gạo này vào nồi áp suất, rồi đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi. Lưu ý đổ nước bên ngoài bát sứ và lượng nước khoảng bằng 1/2 hoặc 2/3 bát sứ.
- Tiếp tục, bắt nồi áp suất lên bếp, bật lửa và tiến hành nấu cơm gạo lứt. Nước trong nồi sôi, các bạn canh nấu thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
- Để nguyên bát sứ và nồi áp suất trên bếp và ủ thêm khoảng 20 phút nữa rồi bật bếp tiếp tục nấu thêm 10 phút. Tương tự như lần đầu, để nguyên nồi trên bếp và ủ khoảng 30 phút.
- Sau khi ủ đủ thời gian, bạn lấy bát sứ ra và múc cơm gạo lứt ra bát nhỏ. Thưởng thức nóng để cảm nhận được hương vị tuyệt vời của món ăn.
Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất trực tiếp với nước
- Cũng giống như nấu cách thủy, các bạn cho gạo và nước vào trong nồi. Theo tỉ lệ gạo 1 nước 1,5. Cho thêm một chút muối ăn rồi đảo đều lên.
- Bắt nồi áp suất lên bếp, bật lửa đun sôi đến khi nào nước sôi và hơi nước bốc lên thì tắt bếp.
- Để nguyên nồi trên bếp ủ khoảng 15 phút, rồi bật lửa tiếp tục đun sôi với lửa nhỏ khoảng 15 phút.
- Lúc này, cơm đã chín, mọi ngời tắt bếp và ủ thêm khoảng 10 phút nữa là được. Sau khi ủ xong, cho cơm ra bát nhỏ và thưởng thức.
3. Một số lưu ý khi nấu gạo lứt bằng nồi áp suất
Mặc dù nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất mang đến nhiều lợi ích, nhưng các bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau để giúp món ăn thêm phần ngon và hấp dẫn hơn. Cụ thể:
- Khi nấu cơm bằng nồi áp suất cơ, mọi người nên canh chừng lửa cẩn thận để tránh cơm bị cháy khét.
- Gạo lứt nấu cơm nên sử dụng loại có màu đỏ. Vì đây là loại đem đến nhiều dưỡng chất nhất cho cơ thể so với những loại khác. Đặc biệt, rất tốt cho những người đang trong quá trình ăn kiêng.
- Khi nấu cơm, các bạn cần phải chú ý đến lượng nước. Phải canh vừa đủ, phù hợp với lượng gạo để tránh trường hợp cơm bị nhão hoặc khô.
Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất về cơ bản không quá khó. Tuy nhiên, để món ăn ngon và giữ được chất dinh dưỡng thì các bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Mong rằng, với 2 cách chế biến mà Cachnau.vn đã chia sẻ ở bà viết sẽ giúp các bạn tự tin hơn khi xuống bếp. Sau cùng, chúc mọi người thành công với công thức chế biến rất dễ ở trên nhé.
Diễm Diễm
Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất
Thành phần
- Gạo lứt: 400g
- Muối ăn
- Các dụng cụ cần thiết khác