Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với đậu xanh cực ngon và giàu dinh dưỡng
Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu như thế nào để giữ được tròn vẹn dinh dưỡng chắc hẳn là vấn đề mà rất nhiều chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm. Không chỉ là thực phẩm an thai đầy bổ dưỡng, món ăn từ cá chép cụ thể như cháo cá chép còn là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình, đặc biệt nhất là những gia đình có bà bầu hay trẻ nhỏ. Vậy các bạn đã biết những lợi ích tuyệt vời của món ăn này chưa? Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu không tanh như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng Cachnau.vn nhé!
1. Những lợi ích tuyệt vời của cá chép đối với sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi
Trước khi biết cách nấu cháo cá chép cho bà bầu ngon và không bị tanh, chúng ta nên tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của món ăn này nhé. Cá chép là thực phẩm an thai hàng đầu cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ, nó còn là thực phẩm vàng giúp bé phát triển trí não. Người ta tìm thấy, cứ trong 100gram cá chép có tới 22.9 mg protein. Đồng thời, loại thực phẩm này còn cực giàu acid glutamic, glycerine, chất béo, arginin, omega-3 và vitamin. Đây đều là những dưỡng chất vô cùng cần thiết đối với mẹ và bé.
Để cháo cá chép phát huy tối đa tác dụng, các bạn cần lưu ý khi lựa chọn cá chép tươi sống nhé. Bởi vì trong suốt thai kỳ, cả mẹ và bé đều rất nhạy cảm với các yếu tố bệnh tật, virus, vi khuẩn… Chính vì vậy, các bạn nên chọn cá thật kỹ trước khi chế biến.
2. Bà bầu nên ăn cháo cá chép khi nào để hấp thu dưỡng chất dễ dàng nhất?
Thời điểm vàng giúp bà mẹ sử dụng cháo cá chép tốt nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi đó, bé đang ở trong giai đoạn hình thành các cơ quan trong cơ thể. Do vậy, việc sử dụng cháo cá chép vào giai đoạn này sẽ giúp cho trẻ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất – điều kiện tiên quyết để bé phát triển tốt và toàn diện hơn.
Cháo cá chép mẹ bầu nên ăn vào bữa sáng là tốt nhất. Bởi vì dạ dày của các mẹ đang trong giai đoạn trống không ở thời điểm này, dễ dàng hấp thu dưỡng chất cũng như dễ dàng tiêu hóa nhất. Không chỉ vậy, 1 bát cháo cá chép bổ dưỡng còn giúp các bạn nạp thêm rất nhiều năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi.
Không chỉ riêng buổi sáng, mẹ bầu cũng có thể ăn cháo cá chép vào giữa hai bữa chính nữa nhé. Việc bổ sung cháo cá chép giữa sáng và chiều với một bát cháo nhỏ sẽ giúp bổ sung năng lượng cho mẹ. Đồng thời, trước khi đi ngủ cũng được xem như thời điểm hợp lý để thưởng thức bát cháo cá chép bổ dưỡng ấm nóng. Bởi vì các chất dinh dưỡng trong cháo cá chép sẽ được hấp thu trọn vẹn khi mẹ chìm vào trong giấc ngủ đêm.
3. Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với đậu xanh
Trong chia sẻ trước, Cachnau.vn đã cùng bạn tham khảo công thức cách náu cháo cá chép thông thường mà cả nhà lẫn bà bầu đều dùng ngon. Ở chủ đề này, chúng ta cùng tham khảo thêm cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với đậu xanh để vừa đổi vị vừa tăng dinh dưỡng nhé. Vì đậu xanh cũng rất lành và nhiều dinh dưỡng, kết hợp nấu cháo sẽ mang lại độ ngon bùi đặc trưng cho món ăn.
3.1. Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với đậu xanh cần chuẩn bị nguyên liệu ra sao?
- Cá chép: 1 con
- Đậu xanh đã cà vỏ: 50gram
- Gạo nếp: Nửa chén
- Gạo tẻ: Nửa chén
- Hành tím: 3 củ
- Tỏi: 3 tép
- Hành lá: 3 nhánh
- Hành phi: 1 ít
- Gừng: 1 ít
- Thì là: 1 ít
- Muối hột (tùy chọn)
- Gia vị: Hạt tiêu, bột ngọt, hạt nêm, đường, muối, dầu ăn….
3.2. Sơ chế nguyên liệu trong cách nấu cháo cá chép cho bà bầu
- Cá chép mua về làm sạch rồi dùng muối hột cùng gừng giã dập chà nhẹ lên thân cá để khử mùi tanh. Các bạn cũng có thể dùng rượu trắng để khử mùi tanh cho cá chép.
- Đậu xanh rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ hết bụi bẩn.
- Gạo nếp và gạo tẻ đem vo sạch rồi ngâm khoảng 4 tiếng trước khi nấu để cháo nhanh nhừ hơn.
- Hành tím bóc bỏ vỏ rồi băm nhuyễn là được nhé các bạn.
- Tỏi cũng đem đi bóc bỏ vỏ rồi băm nhuyễn để phi thơm thịt cá chép.
- Gừng gọt bỏ vỏ, thái lát hoặc giã nát để bỏ vào nồi nước luộc cá chép.
- Thì là rửa sạch, cắt nhuyễn.
- Hành lá cắt bỏ gốc, rửa sạch, thái nhỏ để nêm cháo.
3.3. Cách nấu cá chép cho bà bầu cần chế biến như thế nào không tanh và thật ngon?
- Bắc 1 cái nồi lên bếp, cho vào 500ml nước cùng với vài lát gừng để nấu sôi.
- Sau khi nước sôi, các bạn cho cá chép vào luộc cùng một ít thì là để khử mùi tanh cho cá. Đậy vung nắp lại và luộc cá đến khi cá chín. Thời gian luộc khoảng chừng 10 phút.
- Tiếp đến, các bạn vớt cá ra và tách xương. Lọc nước luộc cá qua rây để loại bỏ xương vụn rồi cho gạo đã ngâm vào nồi nước luộc cá. Tiếp tục nấu thêm 40 phút cho đến khi cháo nhừ. Tùy theo sở thích ăn cháo đặc hay loãng mà các bạn có thể tùy ý cho thêm nước hoặc không nhé.
- Đừng quên cho vào nồi cháo nửa muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, nửa muỗng cà phê nước mắm, và nửa muỗng dầu ăn để tạo vị đậm đà.
- Phần thịt cá chép, các bạn cũng nên ướp với một chút muối, tiêu, nước mắm, theo khẩu vị của gia đình. Sau khi ướp khoảng 10 phút, các bạn bắc chảo lên bếp phi hành tỏi, cho thịt cá đã ướp vào xào. Đảo đều cá để cho gia vị hòa quyện vào nhau, đậm đà và ngon miệng hơn. Xào ít phút bạn có thể nếm thử đã vừa ăn chưa thì điều chỉnh vị cho vừa ăn nhé.
3.4. Thành phẩm
Cháo đã được, bạn múc ra tô hoặc chén, cho ít hành lá cắt nhỏ, thì là, hành phi, ít thịt cá đã xào và chút tiêu xay. Dọn cùng chén mắm mặn để nêm thêm nếu thích. Dùng cháo khi còn nóng rất ngon miệng. Bạn sẽ thấy nấu cháo cá theo cách này hạn chế nhiều mùi tanh rất đặc trưng của cá chép.
Trên đây là cách nấu cháo cá chép cho bà bầu ngon với đậu xanh. Món cháo khá bổ dưỡng cách làm thì khá dễ ai cũng có thể thực hiện. Chỉ cần áp dụng công thức này các bạn sẽ có ngay nồi cháo cá ngon lại cực giàu dinh dưỡng mà không tanh. Mẹ bầu có thể ăn món này mỗi tuần 1 lần để bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết. Đừng quên tham khảo thêm một vài cách nấu cháo khác như cháo cá lóc, cháo yến mạch, cháo thịt bò cũng rất bổ dưỡng để bổ sung vào thực đơn của mình. Chúc các bạn thành công với các món cháo mình thực hiện và có một thai kỳ thật khỏe mạnh!
Linh Lê
Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu
Thành phần
- Cá chép: 1 con
- Đậu xanh đã cà vỏ: 50gram
- Gạo nếp: Nửa chén
- Gạo tẻ: Nửa chén
- Hành tím: 3 củ
- Tỏi: 3 tép
- Hành lá: 3 nhánh
- Hành phi: 1 ít
- Gừng: 1 ít
- Thì là: 1 ít
- Gia vị: Hạt tiêu, bột ngọt, hạt nêm, đường, muối, dầu ăn....