Ngoài chứa nhiều chất dinh dưỡng, cá chép còn được biết đến với tác dụng giúp bổ máu và hỗ trợ điều trị các bệnh như rong kinh, liệt dương, băng huyết, phù nề vàng da, thông sữa bổ huyết, viêm phế quản cấp tính,… Nếu đã quá quen thuộc với cháo cá hồi, cháo cá lóc, hôm nay hãy cùng Cachnau.vn vào bếp với cách nấu cháo cá chép nhé. Món ăn này vô cùng bổ dưỡng, rất phù hợp để tẩm bổ cho mẹ bầu và trẻ nhỏ.

Cháo cá chép cho bà bầu
Cháo cá chép là món ăn dinh dưỡng, rất tốt cho mẹ bầu an thai – Ảnh: Internet

1. Cách sơ chế để khử mùi tanh cá khi nấu cháo cá chép

Khi nấu cháo cá chép, nhiều người thường tập trung vào giá trị dinh dưỡng, độ tươi ngon mà qua loa ở bước sơ chế khiến cá bị tanh. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng món ăn sau khi thành phẩm. Bỏ túi ngay những mẹo sơ chế sau để cá chép khi nấu vẫn giữ trọn vẹn dinh dưỡng mà không bị tanh nhé.

 1.1. Bỏ mang cá và mật cá

Mang cá rất nặng mùi. Nếu không bỏ khiến món ăn có mùi rất khó chịu. Mật cá có vị rất đắng sẽ ảnh hưởng đến vị của cháo. Vì vậy cả mang và mật đều cần loại bỏ khi làm sạch cá. Ngoài ra, màng đen bên trong bụng cá cũng cần được cạo sạch. Đồng thời phải cạo sạch vảy và làm sạch phần máu tanh còn thừa.

Nếu mật bị vỡ: Hãy dùng ít rượu trắng chà lên thịt cá. Sau đó bạn rửa cá chép lại với nước cho thật sạch. 

Làm sạch cá chép
Cá chép cần cạo sạch vảy để không tanh – Ảnh: Internet

1.2. Rút sợi gân màu trắng ở dọc 2 sống lưng

Để món cháo cá chép không bị tanh, bạn cần bỏ 2 đường gân trắng ở 2 bên lưng cá khi sơ chế. 

  • Dùng dao khứa ngang thân cá 1 đoạn ngắn (cách đầu cá khoảng 1cm). Khi đó bạn sẽ thấy một đường gân trắng.
  • Dùng nhíp hoặc kìm kéo hết đường gân trắng này bỏ đi.
Khử tanh cá chép
Dùng dạo khứa 1 đường trên lưng (gần đầu cá) để bỏ đường gần màu trắng – Ảnh: Internet

1.3. Ngâm với nước muối, giấm pha loãng hoặc nước vo gạo

Sau khi làm sạch và rút bỏ đường gân trắng ở lưng, bạn nên ngâm cá chép với 1 trong các dung dịch sau trong khoảng 10-15 phút: nước muối, giấm pha loãng hoặc nước vo gạo. Cách này vừa đơn giản lại mùi tanh cho cá rất hiệu quả.

Mẹo chọn cá chép ngon để nấu cháo

  • Cá chép sông ăn sẽ ngon hơn vì thịt ngon hơn và không bở. Cá chép sông thường có vảy màu xám sậm.
  • Cá tươi ngon, nhiều thịt là cá còn sống, mình dày.
Cá chép sông
Cá chép sông thường có vảy màu xám sậm -Ảnh: Internet

2. Cách nấu cháo cá chép thơm ngon, bổ dưỡng cho bà bầu và không bị tanh

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị khi nấu cháo cá chép

  • Cá chép: 1 con (khoảng 500g)
  • Gạo nếp: 50g
  • Gạo tẻ: 100g
  • Gừng: 1 củ
  • Hành lá: 5-7 cọng
  • Ngò rí: 10g
  • Gạo: 1/2 bát
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
  • Gia vị: nước mắm, đường, muối, bột ngọt,hạt nêm,…

2.2. Cách đơn giản, hiệu quả để khử mùi tanh của cá chép

2.2.1. Sơ chế nguyên liệu

Cá chép sau khi đã sơ chế xong theo như hướng dẫn trên, bạn tiến hành sơ chế những nguyên liệu còn lại.

  • Gừng mua về đem cạo vỏ rồi rửa sạch. Sau đó thái lát mỏng
  • Hành khô lột vỏ, bỏ phần rễ, băm nhuyễn.
  • Hành lá bỏ đi những lá vàng, cắt bỏ phần rễ. Rửa sạch với nước.
  • Thì là rửa sạch, cắt nhỏ.                
  • Gạo nếp, gạo tẻ trộn chung với nhau. Vo sạch. Để cháo nhanh chín như, bạn nên ngâm cả 2 loại gạo này trước khi đem nấu cháo. Sau đó vớt ra để ráo.
Ngâm gạo
Ngâm gạo để cháo nhanh chính nhừ hơn – Ảnh: Internet

2.2.2. Hấp và lọc thịt cá chép

  • Bắc nồi lên bếp, cho thêm vài lát gừng cùng với một ít nước lọc. Đun sôi. Cho gừng khi luộc cá để giúp cá không bị tanh.
  • Nước sôi, bạn thả cá vào nồi luộc chín.
  • Đun ở lửa vừa cho đến khi cá chín thì tắt bếp.
  • Vớt cá ra ngoài. Đợi cá nguội thì tiến hạch lọc cá. 
  • Bạn tách phần thịt và xương cá để riêng làm 2 phần. 
  • Thịt cá xé thành miếng vừa ăn.
Thịt cá
Cá sau khi hấp chín, bạn tách phần xương và phần thịt để riêng – Ảnh: Internet

Lưu ý: Nếu nấu cháo cho bé ăn, bạn phải lọc thịt thật kỹ, không để bị sót xương nhé. 

2.2.3. Chế biến nước dùng từ xương cá

Phần xương cá sẽ được tận dụng để làm nước dùng.

  • Bạn giã nhuyễn xương cá bằng cháy.
  • Đổ nước sôi vào phần xương trên và khuấy đều. Lọc lấy phần nước để làm nước dấu nấu cháo.

2.2.4. Rang gạo

Rang gạo ngoài giúp cháo nhanh chín nhừ còn giúp món ăn khi chín sẽ thơm hơn.

  • Bắc chảo lên bếp. Đun ở lửa nhỏ để làm nóng chảo.
  • Cho phần gạo nếp và gạo tẻ đã chuẩn bị vào rang ở lửa vừa.
  • Rang đến khi gạo ngả màu vàng hoặc mờ đục thì tắt bếp (thường khoảng 5 phút).

2.2.5. Nấu cháo và thưởng thức

Đến đây thì bạn đã gần hoàn thành món cháo cá chép rồi đó. Chỉ còn những công đoạn cuối cùng sau đây:

  • Cho phần gạo trên cùng với 2l nước vào nồi cơm điện.
  • Đổ phần nước dùng đã chuẩn bị ở trên vào cùng. 
  • Tiếp tục nấu trong khoảng 30 phút. Nấu đến khi cháo chín như thì tắt ngừng.

2.2.6. Xào cá chép và hoàn thành

Để món cháo cá chép dậy mùi thơm, kích thích khẩu vị hơn thì không thể bỏ qua bước này. 

  • Bắc chảo lên bếp. Bạn cho khoảng 2 muỗng canh dầu ăn.
  • Đun nóng dầu ở lửa vừa. Dấu nóng thì cho hành, tỏi băm vào phi thơm.
  • Hành, tỏi vừa vàng tới thì cho cá chép vào xào. 
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp. Ngoài hạt nêm, nước mắm, bạn nên rắc thêm một ít tiêu. Dùng đũa đảo đều và nhẹ tay để cá ngấm đều gia vị nhưng không bị nát. 
  • Khi cháo đã chín nhừ thì bạn cho cá chép đã xào vào nồi cháo. Đun thêm khoảng 5-10 phút thì tắt bếp.
Cháo cá chép
Trước khi dùng, bạn hãy rắc them một ít hành lá, ngò rí vào cháo – Ảnh: Internet

2.2.7. Thưởng thức

  • Múc cháo ra tô hoặc bát.
  • Rắc lên thêm một ít hành lá, ngò rí. Nếu bạn thích ăn cay có thể cho thêm một vài lát ớt. 

Vậy là Cachnau.vn vừa chia sẻ cùng bạn cách nấu cháo cá chép bổ dưỡng, thơm ngon mà không bị tanh. Ngoài công thức nấu cháo, bạn hãy lưu lại những mẹo sơ chế cá chép không bị tanh để áp dụng cho những món ăn cá chép khác nhé!

Thủy Nguyễn